Thường khi bàn đến việc ra mắt sản phẩm thì điều này cũng đồng nghĩa với việc: Bạn/công ty bạn đã có sản phẩm trong tay rồi. Hoặc ít nhất thì cũng đã có định hình về sản phẩm mới rồi. Nhưng liệu bạn đã biết làm sao để màn “chào sân”- ra mắt sản phẩm mới thành công?
Khi ra mắt sản phẩm mới có rất nhiều vấn đề cần lưu ý như: Bao bì, đóng gói, quy cách, nhãn hiệu, thông điệp, Giá bán, chương trình khuyến mại, chính sách bán hàng, đội ngũ bán hàng… Cụ thể để ra mắt sản phẩm mới thành công. Chắc chắn màn chào sân của bạn sẽ cực kỳ ấn tượng nếu thực hiện đúng, đủ các bước chuẩn bị này.
Bước 1: Xác định USP (unique selling points):
• Đầu tiên, chúng ta cần xác định: Sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ của chúng ta so với các sản phẩm tương tự của đối thủ trên thị trường. Việc này trả lời cho câu hỏi: Tại sao Khách hàng nên lựa chọn, nên quan tâm, nên mua sản phẩm của chúng ta.
• Bất kể đó là tiêu chí gì, từ bao bì, nhãn mác, thương hiệu, chất lượng, thành phần, cấu tạo. Cho đến cách thức sử dụng, mức giá bán lẻ, mức chiết khấu, phương thức bảo hành. Hay khả năng tài trợ cho đối tác, kênh phân phối, chương trình khuyến mại cụ thể (giảm giá, tặng quà, tặng sản phẩm…)…
Bạn cần chỉ ra những lợi thế từ:
• Sản phẩm?
• Giá bán?
• Chương trình/ chính sách bán hàng?
• Kênh phân phối?
Bước 2: Phát triển kế hoạch truyền thông đa phương tiện
Lên kế hoạch truyền thông
• Bạn cũng cần có một bản kế hoạch chi tiết theo thời gian, theo công cụ, theo nội dung, theo chi phí. Để có thể truyền thông cho sản phẩm mới khi ra mắt. Bạn cũng sẽ cần trả lời cho câu hỏi: Loại hình truyền thông gì? Tần suất bao nhiêu? Khả năng tiếp cận, chi phí ra sao? Hiệu quả có thể đo lường được là bao nhiêu?
• Nếu không có bản kế hoạch truyền thông chi tiết là tuần 1234 trong tháng. Tháng 123456 làm gì kể từ thời điểm ra mắt sản phẩm. Thì rất có thể mục tiêu ra mắt sản phẩm mới thành công của bạn sẽ không thể đạt được.
• Kế hoạch truyền thông này cũng cần phải chú ý đến: “Thông điệp truyền thông chủ đạo”. Và “Đối tượng khách hàng mục tiêu: (là ai, ở đâu, như thế nào)?
Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu- ra mắt sản phẩm mới thành công
Chúng ta cần trả lời cho câu hỏi khi xác định Khách hàng mục tiêu: Những tỉnh thành nào? Trong từng tỉnh thành đó thì những quận huyện nào? Trong từng đơn vị như vậy thì những đại lý/ khách hàng/ nhà phân phối nào? Cần có danh sách cụ thể tương ứng với từng địa lý, khu vực. Lưu ý:Liệu cơm gắp mắm vì có thể đưa ra nhiều địa chỉ đồng nghĩa với quy mô lớn. Thì cũng đồng nghĩa là sẽ tốn kém về chi phí, nhân sự và kế hoạch phải chạy nhiều hơn.
Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
Xác định khách hàng mục tiêu:
• Đối tượng khách hàng là dạng nào? Ai là chủ, ai là người tác động? Cách tiếp cận nào? Thông điệp nào? Quy trình nào thì có thể: Tiếp cận được khách è Tạo sự quan tâm è Dùng thử è Tin tưởng và bán hàng/ mua hàng của công ty?
• Khách hàng này nằm trong kênh bán buôn hay bán lẻ, hay cả hai? Kênh online hay kênh offline hay cả hai? Kênh Online thì gồm những trang web nào?
• Lập danh sách những khách hàng thân thiết. Những khách hàng đã có và có thể họ sẵn sàng ủng hộ cho chiến dịch và sản phẩm mới. Bởi đây là những khách hàng sẽ tạo sự thuận lợi cho công việc của bạn. Cần có chương trình tiếp cận dành riêng cho nhóm khách hàng này. Để đảm bảo ra mắt sản phẩm mới thành công.
• Hãy lập danh sách những chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Và gửi sản phẩm mới (sản phẩm tặng dùng thử) để họ trải nghiệm và đánh giá sản phẩm. Điều này có thể sẽ phải tốn tiền sản phẩm và tiền để họ đồng ý sử dụng. Nhưng cũng rất đáng giá.
Danh sách khách hàng:
Lập danh sách khách hàng chất
• Xin danh sách khách hàng là đại lý hiện tại của công ty và danh sách khách hàng của đại lý đó từ phòng kinh doanh.
• Hỏi phòng kinh doanh về doanh số bán của từng đại lý.
• Lập danh sách khách hàng mục tiêu chưa tiếp cận cụ thể tại một số tỉnh thành cụ thể: Danh sách này cần tham khảo thêm Phòng KD, và tìm kiếm Google và hỏi thông qua các kênh khác. Chọn danh 3- 5 tỉnh thành để làm sự kiện tại các tỉnh thành. Mỗi tỉnh thành chọn 2- 3 đối tác (khách hàng) để làm sự kiện cùng với họ.
• Lập danh sách chuyên gia có uy tín trong ngành: Và tặng sản phẩm mới để họ dùng thử và đánh giá chất lượng. Yêu cầu phải có review về sản phẩm (bằng video hoặc bài viết).
Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết để ra mắt sản phẩm mới thành công
Lập kế hoạch chi tiết kèm theo việc giao nhiệm vụ rõ ràng cho: Đội ngũ nhân sự, những người phụ trách kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới.
Lập kế hoạch chi tiết công việc
• Bản kế hoạch công việc, kế hoạch truyền thông theo lát cắt công việc: Thời gian, chi phí, mô tả kết quả công việc; Người phụ trách và người phối hợp cần phải rõ ràng.
• Bạn cũng cần phải trao đổi và họp đội nhóm một cách rõ ràng. Để đảm bảo rằng từng nhân sự phụ trách biết rõ công việc. Cũng như kpi mình cần phải đạt, hạn chót phải hoàn thành. Kể cả việc thuê mướn bên ngoài cũng cần phải làm rõ ràng các mục này.
Bước 5: Thực hiện hoạt động truyền thông báo chí và truyền thông xã hội
Ngày nay thì báo chí và truyền thông xã hội trực tuyến có vai trò quan trọng. Chứ không nói là cực kỳ quan trọng trong việc phát triển sản phẩm mới và ra mắt sản phẩm mới thành công hay không.
Về phía báo chí, truyền thông:
Truyền thông báo chí
• Chúng ta cần chuẩn bị sẵn các “nguồn nguyên liệu” cho giới báo chí. Kể cả báo trả phí hay báo miễn phí.
• Cần trả lời cho câu hỏi: Đăng bao nhiêu bài báo (số lượng)? Đăng trên báo nào (tên đầu báo, website)? Tần suất đăng, thời điểm đăng? Bài 1 là bài gì, bài 2 là bài gì, bài n là bài gì… Có liên quan đến nhau như thế nào? Dẫn dắt câu chuyện của thương hiệu ra sao? Sản xuất sẵn các video/ bài viết dạng text hoặc dạng hình ảnh giới thiệu sản phẩm. Các video giải đáp cho sản phẩm.
Website công ty- kênh truyền thông chính thống của công ty:
• Hoàn thiện website, chuyên trang hoặc các bài viết trên website trang chủ của công ty về sản phẩm được ra mắt.
• Bao gồm: Các hình ảnh được chụp đẹp và chuyên nghiệp, được chỉnh sửa đồ họa cho phù hợp với định vị thương hiệu. Nhớ gắn kèm các nội dung, video… thì càng tốt.
Chuẩn bị catalogue, poster, banner cho sản phẩm:
• Công ty của bạn đã có chưa?
• Định dạng in ấn hay định dạng video, định dạng hình ảnh đồ họa?
Khi có rồi thì bạn cần phân bổ các tài nguyên này cho khách hàng và cho các kênh hợp lý.
Kênh mạng xã hội khác:
• Bạn đã có Fanpage, hay kênh Youtube chưa? Trên đó đã có bài đăng về sản phẩm, dịch vụ, chính sách của bạn hay chưa? Nếu chưa thì bạn hãy làm ngay đi.
• Bạn có quyết định quảng cáo trên truyền hình hay không? Nếu có thì bạn cũng cần sản xuất video tvc. Bạn có quyết định chạy quảng cáo trên Facebook, Youtube, Tiktok, Zalo? Hay quảng cáo hiển thị trên báo điện tử (treo banner) hay không? Nếu có thì cũng cần có kế hoạch chi tiết kèm theo chi phí.
Lấy ý kiến phản hồi từ các chương trình trải nghiệm sản phẩm mới
Chương trình trải nghiệm sản phẩm mới:
• Bạn có định làm các chương trình dùng thử, bán thử, trải nghiệm sản phẩm hay không?
• Bạn sẽ tung chương trình khuyến mại gì?
• Làm thế nào để bạn tiếp cận lại được những khách hàng này?
• Nếu có thì làm bao nhiêu số, ở những đâu?
• Bạn có mô hình chưa? Bạn có nhân viên chưa?
• Chi phí cho toàn bộ các sự kiện là bao nhiêu?
Hãy tính chi tiết vào bản kế hoạch nhé. Đây là phần rất nặng và quan trọng để đảm bảo ra mắt sản phẩm mới thành công. Tức là bạn phải tự làm hoặc thuê ngoài sản xuất ra các định dạng bài viết; Các định dạng nội dung quảng cáo; Chi phí và nhân sự.
Bước 6: Tìm cách đo lường hiệu quả ra mắt sản phẩm mới
Bạn cần phải tìm cách đo lường hiệu quả để đánh giá lần ra mắt sản phẩm mới thành công hay không.
Đo lường, đánh giá hiệu quả ra mắt sản phẩm mới thành công
Với những hình thức online:
Với hình thức này thì bạn rất dễ đo lường về mặt các chỉ số mang tính kỹ thuật như:
• Số lượng bài, số lượng hình ảnh, số lượng video;
• Lượt xem bài, lượt xem video, lượt click vào website, số lượng đọc bài báo…
Bạn cần phải báo cáo và cập nhật các chỉ số đo lường vào chiến dịch.
Với những hình thức offline:
Các chương trình Offline như: Tổ chức sự kiện, tổ chức điểm bán hàng lưu động, treo băng rôn, phát tờ rơi, làm off-road. Thì chúng ta đo lường các chỉ số như:
• Số lượng sự kiện, chi phí, số lượng data thu được, phản hồi của khách hàng… trong khả năng.
• Không phải chỉ tiêu nào cũng có thể đo lường được. Nhưng cố gắng đưa ra nhiều chỉ số đo lường khả thi nhất và có thể đo lường được.
Nếu như bạn hông thể đo lường thì cũng không thể đánh giá được hiệu quả một cách chính xác. Và cũng sẽ không biết được đúng bao nhiêu phần trăm, sai bao nhiêu phần trăm. Để mà rút kinh nghiệm và làm tốt hơn cho lần sau. Bạn cần phải đưa ra mục tiêu đo lường cụ thể. Bao gồm cả mục tiêu về doanh số (nếu có), mục tiêu data khách hàng, mục tiêu tiếp cận thị trường…
Bước 7: Chọn ngày giờ và lịch trình tung sản phẩm mới
Thời điểm tung sản phẩm ra thị trường
• Sản phẩm mới sẽ có một ngày hoặc một buổi ra mắt thông qua sự kiện lễ ra mắt (nếu có). Thì bạn cần phải làm sự kiện này một cách cẩn thận. Và tất nhiên là nó nằm trong kế hoạch cụ thể. Có sự tham gia của báo chí, truyền thông, người nổi tiếng … nếu có.
• Nhưng đó cũng chỉ là 1 khoảnh khắc, vì chiến dịch tung sản phẩm mới cần nhiều thời gian hơn thế. Có thể là 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng. Sẽ chia thành các giai đoạn cao điểm, vừa điểm và thấp điểm theo thời gian, cũng theo ngân sách cho chương trình.
• Ứng với mỗi thời điểm thì nội dung (bài viết, hình ảnh, video…) đi kèm là gì (xem thêm bản kế hoạch chi tiết).
• Chia thành các kịch bản tốt và xấu. Nên có các phương án dự phòng khi kịch bản không được tốt như mong muốn.
Bước 8: Kiểm tra lại trước khi chạy sự kiện
Check lại các công việc
• Nguyên tắc “kiểm tra 2 lần” là một nguyên tắc bạn nên áp dụng. Dù là làm sự kiện hay các hoạt động tung sản phẩm thì cũng sẽ có rất rất rất nhiều đề mục công việc lớn nhỏ. Bạn phải đảm bảo từng chi tiết, từng công cụ, từng tài nguyên (nguyên liệu truyền thông)… Đã sẵn có và đạt chất lượng (về nội dung, hình ảnh, thông điệp) hay không. Tước khi chúng ta chạy thật để tăng tỷ lệ ra mắt sản phẩm mới thành công.
• Cách làm: Họp và đưa ra checklist để kiểm tra checklist công việc. Kiểm tra trực tiếp và yêu cầu có các tài nguyên này trước mặt bạn. Nếu chưa có thì bao giờ có bạn phải chắc chắn. Càng chuẩn bị kỹ và cẩn thận thì bạn càng ổn và càng nhàn, bạn sẽ thành công ít nhiều. Và bạn sẽ có uy tín trong công việc.
• Ký tá các loại hợp đồng với các bên thuê ngoài (nếu có). Và đảm bảo rằng họ sẽ chạy việc chuẩn khớp với chúng ta.
Bước 9: Chạy chương trình thật sự- ra mắt sản phẩm mới thành công
Triển khai chương trình ra mắt sản phẩm mới
• Hãy bắt đầu chạy chương trình thật sự trên thị trường.
• Làm theo kế hoạch đã đề ra.
• Nếu kế hoạch không ổn thì ta chuyển sang phương án dự phòng đã chuẩn bị. Nếu kế hoạch ổn thì cứ chạy theo lộ trình thời gian và công việc đó.
• Lên tinh thần và khuyến khích động viên nhân viên.
Bước 10: Họp hành, báo cáo, rút kinh nghiệm và phối hợp
Báo cáo hiệu quả ra mắt sản phẩm mới thành công
• Luôn cần các bản báo cáo và đánh giá rút kinh nghiệm hàng ngày, hàng tuần hoặc từng sự việc cụ thể. Để rút ra bài học, các lưu ý để làm tốt hơn.
• Sai sót là điều không tránh khỏi, hãy giữ bình tĩnh và tinh thần lạc quan, làm việc.
• Cần phối hợp với các phòng ban khác để tạo hiệu quả để bán hàng vào các địa bàn đề ra.
• Cuối cùng là cứ làm thôi.
Với quy trình trên, chắc chắn màn chào sân của bạn sẽ ấn tượng và đảm bảo mục tiêu hơn rất nhiều. Hãy lưu lại để ứng dụng ra mắt sản phẩm mới thành công cho chính mình. Hoặc nếu bạn cần tư vấn thêm về lĩnh vực này.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí:
0968.581.751